Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc

Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc đã hoàn thành và đi vào khai thác năm 2015. Dự án đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương của tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên, giúp rút ngắn khoảng cách và tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển, đi lại.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ Quốc phòng và liên doanh chủ đầu tư ấn nút khởi công Dự án
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ Quốc phòng và liên doanh chủ đầu tư ấn nút khởi công Dự án

Sơ lược về Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc

Theo đó, Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 điểm đầu của dự án là ngã ba Dầu Giây thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (tại Km0+00) và điểm cuối của dự án giao với đường tỉnh 725 thuộc địa phận TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (tại Km123+105,17).

Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc có quy mô mặt đường rộng 12m (trong đó gồm có 2 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp), với chiều dài khoảng 109,5km.

Theo đó, Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc đã được phê duyệt tại Quyết định số 2378/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2013.

Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 được khởi công từ cuối năm 2011 hoàn thành và đi vào khai thác vào tháng 4/2015, theo hình thức BT (chuyển giao – xây dựng), với tổng số vốn đầu từ hơn 5 nghìn tỷ đồng.

Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc đã hoàn thành trước tiến độ đã đặt ra là 7 tháng, từ đó giúp tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn khoảng 1.2 nghìn tỷ đồng.

Đơn vị đầu tư và thi công Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc

Nhà đầu tư dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc là Cửu Long CIPM, Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất - xây dựng Đông Mê Kông, Công ty CP Việt Ren, Tổng Công ty vật liệu xây dựng số 1.

Cắt băng khánh thành Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc 
Cắt băng khánh thành Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc 

Ý nghĩa của việc Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc

Theo Bộ Giao thông vận tải, Quốc lộ 20 đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là tuyến đường huyết mạch nối TP. Hồ Chí Minh đi đến các nơi trong khu vực Tây Nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vấn đề an ninh – quốc phòng...

Đặc biệt Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc, giúp rút ngắn thời gian đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt xuống chỉ còn 5 tiếng thay vì 8 tiếng như trước kia. Từ đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đảm bảo được nguồn hàng tươi sống phân phối đến các chợ đầu mối Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh...

Việc Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc mang ý nghĩ quan trọng đối với hai tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng. Tuyến Quốc lộ này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu vực, mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp, kinh tế, tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghĩ dưỡng.

Ngoài ra, Cải tạo Quốc lộ 20 - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc, góp phần làm gia tăng giá trị cho thị trường bất động sản, thu hút nguồn vốn đầu tư. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng vốn được thiên nhiên ưu ái, khí hậu mát mẻ ôn hòa với nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được đánh giá cao với loại hình bất động sản du lịch nghĩ dưỡng. Còn tại tỉnh Đồng Nai việc hoàn thành cải tạo Quốc lộ 20 và với hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang hoàn thiện thị trường bất động sản tại đây như được chắp thêm đôi cánh, tạo đà cho sự phát triển trong tương lai.

Quốc lộ 20 còn có vai trò quan trọng góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương, cùng với tuyến quốc lộ và cao tốc khác, tạo thành hệ thống mạng lưới giao thông hoàn chỉnh giúp giải quyết các “điểm nóng” về giao thông, thúc đẩy liên kết vùng.

Nhiều giải pháp để giảm áp lực giao thông cho Quốc lộ 20  - đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc

Mặc dù đã cải tạo trước đó, nhưng với lưu lượng giao thông hiện nay đổ về khu vực này ngày càng đông đúc. Đặc biệt vào các dịp lễ, tết đã khiến tình trạng ùn ứ, quá tải ở tuyến đường này (đặc biệt đoạn đoạn đèo Bảo Lộc) diễn ra thường xuyên. Vào những lúc cao điểm đoạn đường này trở nên tê liệt trong khoảng thời gian dài, khiến người điều khiển phương tiện giao thông ngao ngán khi qua khu vực này.

Bên cạnh đó, đoạn đèo Bảo Lộc do địa hình hẹp, nhiều đoạn uốn quanh co và dốc, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết như là sạt lở, gây mất an toàn giao thông, tai nạn thường diễn ra...

Để giảm áp lực về giao thông mà Quốc lộ 20 đang gánh mỗi ngày, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có những đề xuất triển khai các dự án giao thông song hành với Quốc lộ 20 về phía Tây và phí Đông bằng nguồn vốn của tỉnh, để phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, tạo mỹ quan đô thị...  

Mới đây nhất là đoạn Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc là phân đoạn thuộc dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đầu tư với sự hỗ trợ góp vốn của Nhà nước. Nếu đoạn cao tốc này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 20, rút ngắn hơn nữa khoảng thời gian di chuyển, kết nối các địa phương lại với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển kinh – xã hội, du lịch... trong và ngoài tỉnh.

Theo đó Quốc lộ 20 có chiều dài khoảng 264 km, là trục đường bộ đi từ ngã ba Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) kéo dài tới TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Quốc lộ 20 được xây dựng vào năm 1920 và đi vào khai thác 1933, đi qua địa phận 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, với nhiều địa hình khác nhau. Tại thời điểm cải tạo (2011) Quốc lộ 20 đã hoạt động trong thời gian dài và đã xuống cấp, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông, nhiều vụ tai nạn xảy ra...