Tiến độ dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) năm 2023

Mới đây, hai giai đoạn của dự án đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc thuộc dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đã được đề xuất phương án đầu tư.

Dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt), với chiều dài hơn 200km tổng mức đầu tư 65 ngàn tỷ đồng. Dự án có vai trò quan trọng không chỉ rút ngắn khoảng cách di chuyển, kết nối giao thông, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Thông tin dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) mới nhất
Thông tin dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) mới nhất

Tổng quan về dự án Dầu Giây - Liên Khương

Dự án có chiều dài 200,3km với hai điểm nối quan trọng là cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (điểm đầu) và cao tốc Liên Khương – Prenn (điểm cuối). Dự án dự kiến được khởi công Quý IV/2022 và dự kiến hoàn thành vào Quý I/2025.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) có tổng mức đầu tư dự kiến 65 ngàn tỷ đồng, được thiết kế với quy mô 4-6 làn xe và vận tốc di chuyển là 80-120km/h. Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp cho việc di chuyển từ TP. HCM đến Bảo Lộc chỉ mất 2 tiếng và từ Đà Lạt đến Bảo Lộc khoảng 1 tiếng.

Bản đồ dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt)
Bản đồ dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) 

Tiến độ thi công dự án

Theo thông tin từ Báo Đồng Nai thời gian khởi công dự kiến ban đầu của dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) vào năm 2019. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư quá lớn và chưa tính toán được phương án đầu tư nên tuyến cao tốc đã lỗi hẹn.

Theo đó, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã trình báo cáo nghiên cứu về tính  khả thi dự án (tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc) để Bộ GTVT phê duyệt. Dự kiến tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc sẽ được khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, theo hình thức BOT.

Tháng 1-2021, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 24/TB-VPCP, đồng ý giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng là cơ quan thực hiện dự án (cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc)

Sau đó, tháng 2-2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng đề xuất thực hiện dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (như về nguồn vốn, các giai đoạn thực hiện và thiết kế hạ tầng...).

Tháng 3-2021, để dự án được triển khai, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã có báo cáo về nghiên cứu tiền khả thị giai đoạn 1 dự án đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú để Bộ GTVT phê duyệt.

Tiến độ thi công dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt)
Tiến độ thi công dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) 

Các giai đoạn dự án

Theo quy hoạch Dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được chia thành 3 giai đoạn: đoạn đầu là cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, đoạn giữa là cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn cuối Bảo Lộc – Liên Khương.

+ Giai đoạn 1: Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giao với Quốc lộ 1 (cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) và giao với Quốc lộ 20 (huyện Tân Phú, Đồng Nai). Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng mức đầu tư dự kiến 16 ngàn tỷ đồng, với tổng chiều dài 60km. đi qua địa bàn 4 huyện là Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Hiện tại dự án đang hoàn tất các thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công Quý IV/2022, dự kiến hoàn thành và đi vào sử dụng vào Quý I/2025.

+ Giai đoạn 2: Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đây là đoạn giữa của chuỗi cao tốc, đi qua 2 tỉnh là Đồng Nai và Lâm Đồng. Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, dự án có chiều dài khoảng 67 km, với quy mô 4 làn xe dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2024, tổng mức đầu tư hơn 18 ngàn tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức PPP với sự tham gia hỗ trợ góp vốn của Nhà nước.

+ Giai đoạn 3: Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương đây là đoạn cuối của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Với chiều dài 73 km bắt đầu từ TP. Bảo Lộc đi đến huyện Đức Trọng nối với tuyến cao tốc  Liên Khương - Prenn, với tổng mức đầu tư khoảng 13 ngàn tỷ đồng.

Ý nghĩa của dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt)

Về mặt kinh tế - xã hội

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sau khi hoàn thành, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 20 và đồng bộ với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây làm cho khoảng cách di chuyển từ TP. HCM đi Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng, từ Đà Lạt  xuống Bảo Lộc chỉ mất 1 tiếng, đã giảm đi một nửa thời gian so với việc di chuyển thông qua Quốc lộ 20, tạo điều kiện để vận chuyển hàng hóa, thực phẩm tươi đến các chợ đầu mối đến các khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có ý nghĩa quan trọng trong việc liên kết vùng của Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và cùng với các tuyến cao tốc khác tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về mặt du lịch, bất động sản

Ngoài động lực phát triển kinh tế - xã hội, Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương  còn kết nối với các tuyến cao tốc khác thu hút khách du lịch từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam đến Bảo Lộc,  Đà Lạt và ngược lại. Tạo điều kiện thúc đẩy “tam giác du lịch” là Nha Trang, Đà Lạt, TP. HCM phát triển.

Đơn cử tại tỉnh Lâm Đồng, theo quy hoạch năm 2035 và tầm nhìn năm 2050 của tỉnh , TP. Bảo Lộc và các vùng phụ cận thuộc Tiểu vùng III sẽ là trung tâm tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh, phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I. Như vậy trong tương lai nơi đây sẽ trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội... của tỉnh. Cùng với Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi vào hoạt động  như chắp thêm đôi cánh thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và bất động sản tại đây.

Trong đó, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang là loại hình đầu tư tiềm năng tại tỉnh Lâm Đồng, khi nơi đây có hầu hết những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, nguồn quỹ đất dồi dào và giá khá mềm so với các khu vực khác. Theo các chuyên gia đánh giá nhờ ưu thế về hạ tầng giao thông nhiều công trình đã và đang được xây dựng, giá trị bất động sản trên địa bàn TP. Bảo Lộc không ngừng tăng cao trong tương lai.