Thông tin quy hoạch Bảo Lộc mới nhất năm 2022

Cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, TP. Bảo Lộc đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư của khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng.

Vừa qua, Đồ án quy hoạch chung TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, đã được thông qua góp phần phát huy thế mạnh TP.Bảo Lộc, phát huy tiềm năng của địa phương và vùng lân cận theo hướng phát triển bền vững.

Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua Nghị quyết về Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua Nghị quyết về Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040

Vị trí và đơn vị hành chính của TP. Bảo Lộc

Bảo Lộc là thành phố trực thuộc nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng. TP. Bảo Lộc nằm trên tuyến Quốc lộ 20, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh  là 193km, cách TP. Đà Lạt 110km và cách Dầu Giây (Đồng Nai) và Phan Thiết (Bình Thuận) 121 km. TP. Bảo Lộc là một tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về ngành trồng và sản xuất trà, bên cạnh đó Bảo Lộc còn biết đến là thủ phủ của ngành tơ lụa Việt Nam.

Đơn vị hành chính

Hiện tại Bảo Lộc là đô thị loại III và đang được đầu tư, quy hoạch để hướng đến đô thị loại II. Gồm có 11 đơn vị cấp xã trực thuộc: 6 phường (1, 2, B’Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến) và 5 xã  (Đại Lào, Đambri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh)

Mục tiêu quy hoạch Bảo Lộc

Theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, TP. Bảo Lộc sẽ được quy hoạch từ đô thị loại III thành đô thị loại II vào năm 2025, tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2040. 

Định hướng mục tiêu xây dựng và tầm nhìn chiến lược phát triển TP. Bảo Lộc gắn liền với các vùng phụ cận, trở thành đô thị “hạt nhân“ phía Nam tỉnh Lâm Đồng, xứng tầm đô thị cấp vùng, thành phố tỉnh lỵ trong tương lai.

Xây dựng Bảo Lộc trở thành là đầu mối giao thông của vùng, đầu mối giao thương của khu vực Tây Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Duyên hải Trung Bộ và là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với Lâm Đồng.

Phát triển các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia như: Trung tâm Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao, nghiên cứu đổi mới sáng tạo sản phẩm...

Định hướng phát triển đô thị sẽ theo mô hình đô thị trung tâm và cụm động lực được kết nối bởi tuyến vành đai xanh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội tạo nên một đô thị hiện đại và sinh thái của vùng.

Đồng thời có đề xuất phương án xây dựng, các giải pháp quy hoạch đồng bộ với  Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt trước đó.

Giữa vai trò quan trọng về an ninh – quốc phòng của tỉnh và của khu vực Tây Nguyên

Chi tiết về Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040

Theo định hướng quy hoạch, đến năm 2040, không gian đô thị TP.Bảo Lộc và vùng phụ cận sẽ được mở rộng lên hơn 597 km2. Trở thành đô thị một đô thị tổng hợp, trung tâm tâm kinh tế phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, quy mô dân số đô thị khoảng 320.000 người...

Đồng thời xây dựng và phát triển theo hướng hỗ trợ và tương tác lẫn nhau trong vùng đô thị, qua đó phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương  và khai thác triệt để không gian mở, khu dân cư truyền thống, hệ thống cảnh quan...

Định hướng phát triển đô thị:

Phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và kết nối tuyến vành đai xanh (theo hướng phát triển đô thị sinh thái, thông minh và đa chức năng. Trong đó:

- TP. Bảo Lộc giữ vai trò là đô thị trung tâm

Bao gồm các phân khu:

+ Phân khu hiện trạng sẽ được chỉnh trang nhằm bảo tồn phát huy bản sắc lịch sử, văn hóa của vùng đất Bảo Lộc

+ Phân khu công viên hồ Nam Phương phát triển theo hướng trung tâm sinh thái

+ Phân khu phía Bắc phát triển theo hướng trung tâm hành chính cấp vùng, các khu trung tâm thương mại, dịch vụ...

+ Phân khu phía Nam: khu công nghiệp Lộc Sơn

+ Phân khu phía Tây: phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực...

-  Vùng phụ cận

Được định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch nông nghiệp (nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp bảo tồn không gian tự nhiên và đa dạng sinh học). Liên kết tạo động lực cho sự phát triển của đô thị trung tâm.

- Ngoài vùng phụ cận

Được xác định là khu vực khai thác du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe... Qua đó tạo động lực và hỗ trợ khu vực đô thị trung tâm như là Trung tâm liên xã Lộc An, cụm du lịch xã Đạm B’Ri, Đại Lào...

Định hướng phát triển hạ tầng giao thông

Theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, hệ thống hạ tầng giao thông phải được đảm bảo xuyên suốt. Tạo điều kiện kết nối thuận lợi cho việc lưu thông trong và ngoài khu vực quy hoạch của TP. Bảo Lộc.

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết về Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025. Trong đó có các dự án: Khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Bảo Lộc - Đà Lạt; tuyến tránh Quốc lộ 20 (đoạn qua TP Bảo Lộc), xây dựng các hệ thống thoát nước... Đồng thời, Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục liên quan dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Kết luận

Cùng với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cùng chính phát triển và thu hút đầu tư và định hướng phát triển trong tương lai TP. Bảo Lộc đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư lớn, có tên tuổi trên thị trường như Vingroup, SunGroup, Hưng Thịnh, Ecopark...

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng theo định hướng quy hoạch, hiện tại TP. Bảo Lộc tập trung phát triển các dự án lớn trong đó: 5 dự án nghỉ dưỡng ở khu vực Bảo Lộc, Bảo Lâm, khôi phục sân bay Lộc Phát làm sân bay lưỡng dụng, 2 sân golf, trường học, bệnh viện, dự án phục vụ công nghiệp chế biến (chè, cà phê, rau màu...)